Chế dung dịch vỏ nang:
Thành phần chính của vỏ nang mềm là:
Gelatin 35-45 phần Chất hóa dẻo 15-20 phần Nước
Chất bảo quản Chất màu
– Gelatin để làm nang mềm phải là loại dược dụng, đạt các chỉ tiêu về giới hạn kim loại nặng, asen, mức độ nhiễm vi cơ. Ngoài ra phải lưu ý đến độ bền gel là hai yếu tố quyết định khả năng tạo màng của gelatin. Yêu cầu về độ bền gel tùy thuộc vào phương pháp điều chế. Thí dụ: Với phương pháp nhỏ giọt độ bền gel của gelatin không cần cao như phương pháp ép khuôn. Nếu độ bền gel cao quá nang sẽ khó “cắt giọt”, làm cho chất lỏng có thể nhỏ hai lần vào vỏ nang làm vỡ vỏ nang. Nếu độ bền gel thấp quá, nang “cắt giọt” sớm quá, dược chất chưa kịp nhỏ vào vỏ nang. Độ nhớt của dung dịch gelatin chế vỏ nang cũng ảnh hưởng đến độ cứng của vỏ và các thông số trong quá trình bào chế (chủ yếu đối với phương pháp ép khuôn). Nếu độ nhớt thấp, vỏ nang thường mỏng, thời gian sấy khô lâu. Nếu độ nhớt cao quá vỏ nang dầy và cứng, nhiệt độ đóng nang cao.
- Chất hóa dẻo dùng cho nang mềm có tỷ lệ cao hơn trong công thức của vỏ nang cứng và màng bao phim. Chất hóa dẻo thường dùng là glycerin, ngoài ra CQ thể thêm chất khác để làm tăng độ dẻo dai của màng như: Propylen glycol, sorbitol, methylcellulose… Tỷ lệ chất hóa dẻo phụ thuộc vào thành phần và bản chất đóng nang. Chất đóng nang thân nước, tỷ lệ hóa dẻo cao hơn chất đóng nang thân dầu.
- Nước trong công thức chế vỏ nang chiếm tỷ lệ 0,7-1,3 phần so với lượng gelatin, tùy thuộc vào độ nhớt của gelatin.
Để chế dung dịch vỏ nang, người ta hòa tan chất màu, chất bảo quản và các chất phụ khác vào nước. Ngâm gelatin vào dung dịch này cho trương nở hoàn toàn. Đun nóng glycerin, cho gelatin đã trương nở vào đun cách thủy để hòa tan. Lọc giữ nóng để chế nang.
Công thức đóng nang mềm:
Thuốc đóng nang mềm thường là các chất lỏng, dung dịch dầu, hỗn dịch hoặc các bột nhão, đôi khi có thể đóng cả dạng nhũ tương. Dung môi để bào chế thuốc đóng nang thường là dầu thực vật, dầu khoáng, các chất lỏng thân nước như: PEG 400-600, triacetin, polyglyceryl ester, … Propylen glycol và glycerin có thể được dùng nhưng với nồng độ thấp (5- 10%) để tránh hòa tan làm mềm vỏ nang. PH của dung dịch đóng nang cho phép chỉ từ 2,5-7,5 vì pH thấp quá sẽ làm thủy phân gelatin, còn pH cao quá sẽ làm vỏ nang cứng lại.
Các phương pháp bào chế nang mềm:
- Phương pháp nhúng khuôn:
Là phương pháp đầu tiên được áp dụng để chế nang mềm ở quy mô nhỏ.
Khuôn là những giá kim loại hình trái xoan được gắn trên một chuôi để cầm.
Nhiều quả xoan được gắn trên một tấm kim loại để tăng hiệu suất chế nang
Dung dịch vỏ nang được duy trì ở trạng thái lỏng, (khoảng 40-50°C). Khuôn được nhúng vào vỏ- nang trong vài giây, sau đó được nhấc lên và quay tròn nhe nhàng cho vỏ nang bám đều vào khuôn. Có thể nhúng vài ba lần cho đến lúc vỏ nang đạt độ dày yêu cầu. Sau khi nhúng xong, để nguội cho vỏ nang ổn định rồi đưa cắt đầu nang (phía tiếp xúc với cán) và kéo nhẹ nhàng vỏ ra khỏi khuôn (tránh làm rách miệng nang). Quạt gió để làm khô vỏ nang, vỏ nang đã khô được xếp vào giá và đóng dung dịch thuốc vào vỏ bằng bơm tiêm, buret hoặc thiết bị thích hợp. Sau khi đóng thuốc, nang được hàn kín bằng dung dịch gelatin nóng.
Quá trình điều chế nang thuốc bằng phương pháp nhúng khuôn là quá trình tạo vỏ và đóng thuốc riêng. Sai số khối lượng nang tương đối nhỏ (khoảng 10-15%), do đó có thể đóng được các loại dược chất có tác dụng mạnh như tinh dầu giun, vitamin A, D…
- Phương pháp nhỏ giọt:
Khi chế nang, trước hết dung dịch vỏ nang duy trì 60°c được dẫn qua đầu nhỏ giọt để tạo ra một vỏ rỗng, do cửa ra của đầu nhỏ giọt dung dịch vỏ nang được chắn ở giữa bởi đầu nhỏ giọt dung dịch dược chất(l). Ngay lúc đó. người ta điều khiển van để cho dung dịch dược chất nhỏ vào vỏ nang, làm cho nang “cắt giọt” và vỏ nang được đóng kín. Nang được đón bằng dầu parafin lạnh (khoảng 10°C) sẽ đông rắn lại.
Chọn những nang đạt yêu cầu, tản đều ra, thổi gió lạnh (thấp hơn 10°C). Rửa sạch dầu parafìn bằng hỗn hợp dung môi hữu cỡ (cồn-aceton), rồi sấy ở 40-45°C cho bay hết dung môi. Kiểm tra để loại hết những nang không đạt yêu cầu (nang bị dính, nang có thành dày quá…).
Trong sản xuất lớn, người ta dùng các máy có nhiều dòng nhỏ giọt. Nang chế theo phương pháp nhỏ giọt thường đựng các dung dịch dầu như dầu cá, vitamin tan trong dầu. Phương pháp thường mắc sai số khối lượng lớn do đó không áp dụng cho các dược chất có tác dụng mạnh. Hơn nữa hiệu suất tạo nang không cao nên hiện nay ít dùng.
- Phương pháp ép khuôn:
Đầu tiên người ta chế nang thủ công bằng cách ép giữa hai tấm kim loại đã được tạo khuôn. Hiện nay, dùng các máy ép nang có năng suất cao, tạo ra được nhiều loại nang có hình dạng, màu sắc khác nhau (Hình 11.6).
Khi chế nang, dung dịch vỏ nang chứa trong bình được rót thành một lớp mỏng sang trông quay đã được làm lạnh trước. Gặp lạnh, gelatin đông cứng thành màng mỏng. Màng chuyển lên ống có bôi dầu và đưa vào trục tạo nang đã được làm nóng. Trục tạo nang là hai ông hình trụ quay ngược chiều, trên mỗi trục có khuôn một nửa vỏ nang, đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang tiếp xúc nhau, đáy nang được hàn kín trước, cùng lúc đó dược chất được đóng vào nang nhờ một piston phân phối. Hai trục khuôn tiếp tục quay, nang được hàn kín và cắt rời khỏi màng gelatin.
Phương pháp ép khuôn cho hiệu suất cao, phân liều chính xác nhờ piston phân liều tự động (sai số khối lượng nang khoảng 1-5%). Phương pháp này có thể tạo ra nhiều nang có hình dạng khác nhau, có thể có hai màu khác nhau trên một nang (do hai giải gelatin được nhuộm màu).
Nang ép khuôn có thể dễ dàng phân biệt với nang nhỏ giọt hay nhúng khuôn do trên thân nang có một gờ nhỏ. Nang ép khuôn đựng được nhiều loại dược chất: Dung dịch dầu, bột nhão thân dầu, bột nhão thân nước… do đó hiện nay phát triển khá mạnh.